Xu hướng thời trang trẻ em 2017 nhìn từ tuần lễ thời trang thiếu nhi

Những chất liệu khá kén chọn như lưới, cotton vải thô, chiffon, da… sẽ là xu hướng chủ đạo cho các bé trong năm nay.

Quần áo trẻ em luôn có nhiều yêu cầu khắt khe và chất liệu và kiểu dáng. Vì vậy, thời trang dành cho các bé đã được các nhà thiết kế trong nước đầu tư nhiều công sức trong những năm gần đây.

Trong đêm khai mạc Tuần lễ thời trang trẻ em Việt Nam vừa diễn ra tại TP.HCM, NTK Kelly Bùi gây ấn tượng khi lồng ghép hình ảnh các chú rùa Ninja nổi tiếng vào 48 mẫu trang phục mang 2 tone màu đen - trắng cơ bản.

Với những phụ kiện đi kèm gồm găng tay, mắt kính, tất lưới... Kelly Bùi như khẳng định những chất liệu khá kén chọn như lưới, cotton vải thô, chiffon, da… sẽ là xu hướng chủ đạo cho các bé trong năm nay.

Bên cạnh kỹ thuật thêu đính tỉ mỉ, kết hợp cùng hoa văn độc đáo, các nhà thiết kế cũng chú trọng về kiểu dáng, tính tiện dụng để các bé có thể thoải mái hoạt động khi diện các mẫu thiết kế. 

Tuần lễ thời trang thiếu nhi Việt Nam 2017 sẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 26/3 tại phố đi bộ Tôn Dật Tiên, Quận 7, TP.HCM.

 




Avast logo

Phần mềm Avast antivirus đã kiểm tra virus cho email này.
www.avast.com


0 nhận xét:

Trợ cấp thai sản cho mẹ bầu sẽ tăng bất ngờ từ ngày 1/7/2017

Nếu bạn là người mẹ sắp hay đang mang thai, thông tin điều chỉnh trợ cấp thai sản sau đây bạn nên nắm rõ.

Mỗi khi bước vào thai kì, ngoài việc tìm hiểu những kiến thức thai giáo giúp mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh, những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh… thì trợ cấp thai sản luôn là một trong những vấn đề các mẹ bầu hết mực quan tâm. Đó là một khoản tiền không nhỏ, đủ để các mẹ trang trải những khoản chi phí trong suốt 6 tháng nghỉ thai sản không đi làm.

Mỗi khi bước vào thai kì, ngoài việc tìm hiểu những kiến thức thai giáo giúp mẹ bầu và thai nhi đều khỏe mạnh, những kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

Do đó, nếu bạn là người mẹ chuẩn bị hay đang mang thai, thông tin điều chỉnh trợ cấp thai sản sau đây bạn nên nắm rõ.

Theo Điều 38 của Luật Bảo hiểm Xã hội quy định rõ: Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có bố tham gia bảo hiểm xã hội thì bố được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con. Mức lương cơ sở hiện tại đang là 1.210.000đ/tháng.

Kết hợp với Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP, lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng lên thành 1.300.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2017, tương đương với mức 7,4 %. Do đó, mức trợ cấp thai sản từ 1/7/2017 cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo, tức tăng thêm 7,4% so với mức hiện hành.

(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, có vài điểm sau bạn cần phải lưu ý:

- Các trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ 2 điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng BHXH, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng BHXH thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

(Nguồn: Tổng hợp)

 




Avast logo

Phần mềm Avast antivirus đã kiểm tra virus cho email này.
www.avast.com


0 nhận xét:

Bảo quản sữa mẹ thế nào cho đơn giản và hiệu quả

Các bà mẹ hiện đại đều không xa lạ với việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Việc vắt sữa, trữ sữa giúp mẹ chủ động hơn khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Dù mẹ có bận làm việc hay đi công tác, bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Nhiều mẹ chọn dùng máy vắt sữa cho con ngay sau khi sinh, một số mẹ khác lại bắt đầu việc này sau 6 tháng thai sản, khi quay trở lại với công việc. Việc hút và trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống đã trở nên vô cùng quen thuộc và được nhiều mẹ áp dụng để cung cấp nguồn sữa mẹ quý giá cho con. Nắm được những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ giúp mẹ giữ nguyên dinh dưỡng và kháng thể trong sữa trữ đông cho con.

Thời gian trữ đông tùy vào loại tủ lạnh

Hầu hết các mẹ hiện nay đều biết, nếu vắt và bảo quản sữa mẹ, trữ đông sữa mẹ đúng cách, sữa mẹ vẫn đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể phù hợp với con hơn tất cả các sữa công thức khác. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được lâu hay mau sẽ phụ thuộc lớn vào loại tủ lạnh mà nhà bạn sử dụng.

Cụ thể, sữa mẹ đã hút/ vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng khi nhiệt độ cao. Nhiệt độ càng thấp, sữa mẹ càng được bảo quản lâu.

  • Trong nhiệt độ phòng >29 độ để sữa được tối đa 1 giờ
  • Nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ để sữa tối đa 6 giờ
  • Nếu dùng túi đá khô để vận chuyển sữa tối đa 24 giờ
  • Cất sữa trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 48 giờ
  • Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa tối đa 2 tuần
  • Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) được tối đa 3 tháng
  • Dùng tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để trữ sữa mẹ sẽ được tối đa 6 tháng.

 Bảo quản sữa mẹ đúng cách có thể nâng thời gian trữ đông đến vài tháng

Những lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông

  • Không trữ đông phần sữa mẹ vắt ra mà bé bú dư. Trong lúc bé bú, vi khuẩn trong miệng bé có thể xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.
  • Để tiết kiệm túi trữ sữa, mẹ có thể vắt sữa, cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi cất lên tủ đông.
  • Không hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho con bú
  • Dùng bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa, dùng băng keo giấy, hoặc bút lông dầu để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi, tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này.
  • Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng có khoá zip hoặc loại bình trữ sữa có bán tại các shop mẹ và bé. Không nên đựng trong bịch nilon, chai nước suối chưa qua tiệt trùng.

Cách rã đông sữa mẹ "chuẩn"

  • Nếu sữa cất ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần lấy ra ngoài để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm rồi cho bé bú
  • Sữa lấy từ tủ lạnh ngăn đá ra nên cho vào ngăn mát để  tan dần. Sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc sau đó hâm sữa cho nóng khoảng 40 độ C là có thể cho bé bú. Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào vào ly nước nóng cho hơi ấm.
  • Tuyệt đối không làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ hình thức nào. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và chết kháng thể.
  • Sữa đã cho ra môi trường bên ngoài thì không để quá 24h. Nếu bé bú không hết mẹ cũng nên đổ đi không dùng lại.

 

Sữa mẹ đổi màu, mùi có đáng lo? 

Nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh hoặc trữ đông có mùi tanh, mùi kim loại, thậm chí là mùi xà phòng hoặc mùi mỡ. Nhiều mẹ thấy mùi lạ đã nhanh chóng đổ bỏ phần sữa này đi. Thật ra, sữa có mùi là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này, sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không có vấn đề gì. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống vì mùi lạ. Mẹ có thể tham khảo cách khắc phục sữa có mùi sau đây:

Sữa mẹ mới vắt ra có thể hâm nóng đến 72 độ C trong vòng 2 phút để ngăn chặn sự hoạt động của enzim lipase. Sau đó, đổ sữa vào túi hay bình thuỷ tinh rồi cất vào ngăn mát khi sữa còn nóng để bảo quản như hướng dẫn ở trên. Các chuyên gia sữa mẹ cho biết, cách làm này có thể làm một số chất miễn dịch trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc mất đi. Vì vậy chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh theo cách này nếu bé không chịu dùng sữa trữ đông tự nhiên.

 




Avast logo

Phần mềm Avast antivirus đã kiểm tra virus cho email này.
www.avast.com


0 nhận xét: